star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Có hay không việc thông qua ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước?

Có hay không việc thông qua ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước?


Trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật ở Việt Nam luôn được coi là một yêu cầu không thể thiếu nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của nhà nước và là yêu cầu bắt buộc đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả thì một trong những điều kiện, giải pháp cần thiết và quan trọng là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, bên cạnh việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với nhau thì cần bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quyền tiếp cận của người dân sau khi văn bản được ban hành.

Không khó để nhận diện các phần tử phản động, bất mãn hay cơ hội chính trị trong và ngoài nước. Chỉ cần lướt qua các mạng xã hội Facebook, YouTube… hay các phương tiện truyền thông nước ngoài như đài BBC, RFA, VOA chứ chưa cần tới các trang phản động đã thấy những “khuôn mặt đen” có “bề dày thành tích” chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta, và Việt Tân là một điển hình. Mới đây, trang Facebook Việt Tân đã đăng tải một bài viết với nội dung: Đối với cộng sản Việt Nam, hơn 48 năm qua, họ tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước. Có bao giờ họ hỏi ý kiến của nhân dân Việt Nam đâu?”.

 

(Hình ảnh bài viết của trang Facebook Việt Tân)

 

Và tác giả của bài viết này không ai khác chính là các phần tử, tổ chức phản động được hình thành từ nhiều loại đối tượng dưới chế độ cũ có “thâm niên” nhiều năm hoạt động chống phá chế độ ta. Chúng còn lợi dụng, kích động, lôi kéo, tổ chức nhiều đối tượng tiêu cực, bất mãn vào hoạt động chống Đảng và Nhà nước ta; hình thành các hội đoàn chống cộng, tổ chức phản động trong và ngoài nước, trực tiếp chống phá và hà hơi, tiếp sức với mưu đồ “nội công, ngoại hợp”. Cùng với đó là những cá nhân, tổ chức, chính thể có quan điểm, lập trường khác, đối lập với nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước ta, có hoạt động đi ngược lại với lợi ích dân tộc, đất nước và nhân dân ta. Đáng chú ý, trong những kẻ chống phá có cả các phần tử cơ hội chính trị, những đối tượng đội lốt “yêu nước”, đội lốt các nhà đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự”… Thậm chí, một số đối tượng vốn là cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước có quá trình tham gia cách mạng, có người từng giữ cương vị chủ chốt trong Đảng, sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang nhưng đã “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”. Một số nhỏ là các trí thức, văn nghệ sĩ suy thoái về tư tưởng chính trị, bị mua chuộc, lôi kéo, bất mãn…

Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai và minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của người dân”.  Quyền tham gia quản lý nhà nước được xem là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, “được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra”. Quyền này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những nội dung để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước chính là tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Với bản chất của một nhà nước của dân, do dân, vì dân, pháp luật phải thể hiện được ý chí của Nhân dân, phản ánh trung thực ý chí của Nhân dân. Muốn vậy, trước hết, người dân cần được biết, được tiếp cận thông tin, được có ý kiến, được tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật và Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền đó bằng cách tạo ra và vận hành một cơ chế công khai, minh bạch để thu hút được sự tham gia của người dân có hiệu quả.

 

(Ở Việt Nam, quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân)

 

 

(Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi sửa đổi các bộ luật)

 

Đến đây, việc có hay không thông qua ý kiến nhân dân về các vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước thì các bạn cũng đã rõ. Mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân khi tiếp cận với thông tin, tài liệu tán phát trên mạng cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở, đâu là thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tránh bị cuốn theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc tổng hợp ý kiến, phân loại, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của nhân dân về các vấn đề quan trọng, liên quan đến vận mệnh đất nước phải dựa trên tinh thần cầu thị, tôn trọng mọi ý kiến của nhân dân. Đồng thời, cần có sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng công việc này để thực hiện những mục đích cá nhân, kích động chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.