star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM VIỆT NAM KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC CẤT LÊN TỪ MIỆNG CỦA NHỮNG KẺ MÙ QUÁNG

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM VIỆT NAM KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC CẤT LÊN TỪ MIỆNG CỦA NHỮNG KẺ MÙ QUÁNG


Lang thang trên mạng xã hội, bắt gặp bài viết trên trang Facebook của Việt Tân có nội dung cho rằng: “Đồng chí Al trả lời vấn đề rất chi tiết, nhưng nếu gom những chi tiết này lại thì mấu chốt của việc Việt Nam không thể phát triển là vì chế độ độc tài không cho phép cạnh tranh để lãnh đạo. Một đất nước độc đảng lãnh đạo thì việc bầu cử chỉ là hình thức, người dân không thể biết kế hoạch xây dựng quốc gia của các ứng cử viên. Bên cạnh đó, đất nước có dân chủ thì người dân có quyền giám sát đảng cầm quyền buộc họ thực hiện cải cách và phát triển kinh tế có hiệu quả hơn”. Nghe thật nực cười !

 

(Hình ảnh trên trang Facebook của Việt Tân)

 

Chủ đề thảo luận về sự phát triển của Việt Nam thoạt nhìn có vẻ như đây là sự quan tâm đến vận mệnh của đất nước, nhiều người không biết được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động nên đã tin theo và bị lợi dụng thực hiện mưu đồ chính trị của chúng. Thực chất của bài viết trên của Việt Tân là thông qua nội dung về kinh tế – xã hội để phê phán về chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hòng xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng một đất nước đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thay đổi toàn bộ thể chế chính trị ở Việt Nam.

Quan điểm cho rằng “Việt Nam không thể phát triển là vì chế độ độc tài không cho phép cạnh tranh để lãnh đạo” là quan điểm hoàn toàn sai trái, vô căn cứ. Thực tế đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển chứ không phải là không phát triển, bằng sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đất nước Việt Nam ta đã đạt được những thành tựu to lớn, quy mô nền kinh tế được nâng lên, đời sống Nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế ngày một nâng cao.

Ở đây tôi chỉ đề cập riêng về vấn đề kinh tế để chúng ta thấy rõ được sự thay đổi và phát triển của Việt nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đến nay.

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn trước thời kỳ đổi mới: Đảng, Nhà nước Việt Nam áp dụng phát triển kinh tế theo mô hình hợp tác xã, sản xuất tập trung phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, viện trợ cho chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chính sách lãnh đạo về mặt kinh tế lúc bấy giờ đã tập trung, huy động được nguồn lực để phục vụ công cuộc kháng chiến và giành được thắng lợi.

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mô hình kinh tế tập trung, bao cấp, Nhà nước phân phối hầu hết các vật phẩm, nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên cơ chế quản lý tập trung lúc bấy giờ không tạo động lực phát triển, làm suy yếu xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu đổi mới là cấp bách, có ý nghĩa “sống còn” đối với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đảng đã đề ra chủ trương đổi mới từ Đại hội Đảng VI (12/1986), đường lối đổi mới được Đảng tiếp tục hoàn thiện trong các kỳ Đại hội tiếp theo, thậm chí đến gần đây nhất là Đại hội XIII (I/2021) Đảng vẫn tiếp tục hoàn thiện.

Trọng tâm của công cuộc đổi mới về kinh tế mà Đảng đã đề ra là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần; cải tạo quan hệ sản xuất, cải tạo tạo các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển, cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác công nghệ của các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Đến nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển, Việt Nam từ một quốc gia nghèo, thiếu thốn sau chiến tranh đã chuyển mình trở thành quốc gia mạnh về xuất khẩu (Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, các mặt hàng như cafe, Điều, thủy hải sản, hàng điện tử, dệt may…chiếm lĩnh được các thị trường khó tính của Mỹ, châu Âu…). Chính phủ đã tiến hành đàm phán, ký hiệp định song phương và đa phương trong đó có đối tác quan trọng như Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN và WTO tạo môi trường thuận lợi xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn ngoại tệ, mở rộng thị trường để phát triển kinh tế, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao. Theo Tổng cục Thống kê năm 2023 quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 424,45 tỷ USD (tăng 32,53 tỷ USD so với năm 2022); thu nhập bình quân đầu người của lao động làm công hưởng lương là 7,9 triệu đồng/người (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022), đến nay quy mô nền kinh tế Việt Nam nằm trong tốp 40 nền kinh tế thế giới, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN.

 

Hình ảnh sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời bao cấp (Ảnh tư liệu)

 

 

Sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Ảnh: Internet)

 

Dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự quyết tâm, đồng lòng của Nhân dân các dân tộc đã tạo nên đất nước Việt Nam hùng cường, phát triển mạnh cả về kinh tế, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, ngày càng đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế, có những đóng góp quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình ổn định khu vực và thế giới; là nơi diễn ra các cuộc hội nghị, đàm phán hợp tác về kinh tế – chính trị của nhiều quốc gia, là đối tác quan trọng và đáng tin cậy của những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

 

Tp. Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao (Ảnh Internet)

 

Với những thành quả đã đạt được qua hơn 30 năm đổi mới của Đảng cùng với vị thế của đất nước Việt Nam như hiện tại, vậy thì những câu nói vô căn cứ cho rằng “Việt Nam không thể phát triển là vì chế độ độc tài không cho phép cạnh tranh để lãnh đạo” có đúng không hay chỉ là câu nói cất lên từ miệng của những kẻ mù quáng mà thôi.