star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU TẨY TRẮNG SỰ THẬT VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA DÂN TỘC

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU TẨY TRẮNG SỰ THẬT VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA DÂN TỘC


Vấn đề chủ quyền biển đảo vẫn là vấn đề nóng trong nhiều năm qua, kể từ khi Trung Quốc công bố yêu sách “Đường lưỡi bò” vào năm 2009 với toàn thế giới. Kể từ đó đã xảy ra những vụ việc cực kỳ gay gắt diễn ra trên biển đông đặc biệt là vụ việc dàn khoan HD – 981 khiến nhân dân cả nước rất bức xúc về hạnh động gây hấn với chủ quyền biển đảo của đất nước Việt Nam. Sau vụ việc đó thì bằng nhiều cách thì Trung Quốc vẫn liên tục xảy ra va chạm với chúng ta trên biển Đông bất chấp phía Việt Nam vẫn luôn kêu gọi với những bạn bè quốc tế, đưa ra các bằng chứng lịch sử, bằng chứng pháp lý để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, ngày càng diễn ra tình trạng các đơn vị dịch vụ, các hãng thời trang sử dụng hình ảnh bản đồ không có tên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

“Một lời nói dối nếu như được lặp lại nhiều lần thì sẽ thành sự thật”. Vì không có bằng chứng rõ ràng về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên với sức ép về tiềm lực kinh tế thì việc các nhãn hàng sử dụng hình ảnh không có tên hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam để lấy lòng khách hàng nội địa Trung Quốc. Liên tiếp trong mấy ngày của tháng 4 năm 2023 thì ứng dụng đặt xe Grap sử dụng hình ảnh thể hiện sai lệch chủ quyền của Việt Nam trên bản đồ của ứng dụng Grab. Cụ thể, bản đồ Grabmap đã hiển thị 03 đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành thành phố Tam Sa và Nam Sa của Trung Quốc. Hãng thời trang Yody trong video mừng sinh nhật 9 năm của hãng có sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam để quảng cáo cho sản phẩm nhưng không có hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Và giải bơi biển quốc tế The Arena Oceanman Cam Ranh Việt Nam 2023 cũng sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không những không ghi chú Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam mà lại thay vào đó là “Tây Sa – Nam Sa” ( do Trung Quốc tự đặt) đã xâm phạm tuyên bố toàn vẹn chủ quyền biển của Việt Nam. Sau khi vụ việc xảy ra các đơn vị vi phạm đã lên tiếng về sai phạm của thương hiệu, nhãn hàng và sửa sai. Biết sai và sửa sai là điều tốt, tuy nhiên chúng ta có thể thấy việc sử dụng hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò tràn lan nhằm biến chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ có thành không. Trước đó thì Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc có trụ sở đạt tại Thụy Sĩ đã đăng một bài trên Facebook về khí hậu của Trung Quốc, trong đó WMO đã sử dụng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc, đây là một điều không thể chấp nhận được. Hãng thời trang H&M cũng bị lên tiếng tẩy chay do sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” vào năm 2021. Liên tiếp các vụ việc sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam mà không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa khiến cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu như chúng ta không lên tiếng mạnh mẽ thì có lẽ nhiều vụ việc tương tự sẽ xảy ra hơn nữa.

Bên cạnh đó, văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Ở mặt trận này, thì tràn lan các bộ phim xuất hiện “đường lưỡi bò” xâm phạm nghiêm trọng tuyên bố về chủ quyền quốc gia Việt Nam. Từ các bộ phim bom tấn quốc tế như Thợ săn cổ vật, các bộ phim điện ảnh như Người Tuyết bé nhỏ, Điệp vụ biển đỏ… hay các phim truyền hình của Trung quốc như Em là niềm kiêu hãnh của anh, Nhất Sinh Nhất Thế, Lấy danh nghĩa người nhà… Các bộ phim đều lồng ghép hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” vào các tình tiết trong phim nếu như người xem không kỹ thì sẽ không để ý. Có thể nói, Trung Quốc tận dụng triệt để các hình thức để tuyên truyền cho thế giới về “đường lưỡi bò” nhằm tẩy trắng thay đen và phát tán thông tin sai sự thật về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó các diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc mà nhiều người dân Việt Nam hâm mộ cũng lên tiếng ủng hộ “đường lưỡi bò” như Hoắc Kiến Hoa, Đường Yên, Triệu Tiểu Đường…

Có thể nói vấn đề biển Đông không phải là câu chuyện tức thời mà là vấn đề lâu dài và phức tạp. Trong tương lai sẽ không biết còn nhãn hàng hay đơn vị nào xảy ra vấn đề sai phạm như trên hay không nhưng âm mưu bá chủ biển Đông của Trung Quốc vẫn hiện rõ. Chúng ta phải tuyên truyền tích cực nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho tất cả đồng bào, dân tộc Việt Nam để luôn khẳng định sự thật Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Nơi đầu sóng, ngọn gió, nơi hải đảo xa xôi là hình ảnh các chiến sỹ Hải quân đang ngày đêm canh gác, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ở nơi xa đó, những chiến sỹ phải đương đầu với mưa gió, bão táp phong ba, nhưng tinh thần yêu nước bảo vệ chủ quyền biển đảo thì lúc nào cũng sôi sục. Đã có những món quà gửi từ đất liền ra đảo như những lá thư của học sinh sinh viên, những tâm tình mà các em gửi đến các chiến sỹ nhằm tiếp thêm động lực cho các anh. Nhiều đoàn thăm quan cũng đã đến thăm các đảo để có thể thấy được sự khó khăn, gian khổ nơi biển đảo, để bồi đắp thêm cho họ tình yêu biển đảo quê hương đất nước. Việt Nam chúng ta vẫn kiên định với chủ quyền biển đảo dân tộc, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.