star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Nhận diện luận điệu tuyên truyền, kêu gọi đòi “đa nguyên, đa đảng” của các thế lực thù địch

Nhận diện luận điệu tuyên truyền, kêu gọi đòi “đa nguyên, đa đảng” của các thế lực thù địch


Có lẽ cụm từ “Đa nguyên, đa đảng” không còn là cụm từ xa lạ với chúng ta nữa. Đây chính là “khẩu hiệu” mà các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối luôn sử dụng, dưới danh nghĩa là “những lời trăn trở, tâm huyết về sự phát triển đất nước”, “dân chủ”, “nhân quyền” chúng luôn tìm mọi cách, bằng bất cứ thủ đoạn nào để phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng không ngừng gia tăng các hoạt động tuyên truyền, lợi dụng mạng Internet, mạng xã hội,… để tập hợp dân chủ đa nguyên, thổi phồng, xuyên tạc các hạn chế thiếu sót, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm của xã hội nhằm bôi nhọ, phủ nhận tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam và cho rằng phải là chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì mới đem đến sự phát triển và dân chủ cho đất nước. Mục đích cuối cùng của bọn chúng là nhằm “hạ thấp vai trò, uy tín và năng lực lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam”, “xóa bỏ thể chế chính trị hiện nay tại Việt Nam”. Chúng luôn cho rằng “một đảng cầm quyền là độc tài, mất dân chủ” hay “phải đa đảng, phải dân chủ mới phát triển”. Qua thực tế lịch sử chúng ta có thể dễ ràng nhận ra:

Đối với luận điệu cho rằng “một đảng cầm quyền là độc tài, mất dân chủ”. Kết quả bầu cử Quốc hội khóa 15, chính là minh chứng phản bác đanh thép, trong số 499 người trúng cử, nữ đại biểu là 151 người, có đến 88 đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm gần 18% cao hơn chính tỷ lệ bà con dân tộc thiểu số trên cả nước, đại biểu là người ngoài Đảng 14 người, đại biểu có trình độ đại học trở lên là 498 người. Những con số không chỉ cho thấy một quốc hội đang ngày càng đại diện tốt hơn cho quyền, tiếng nói của đa dạng tầng lớp nhân dân mà còn là cơ sở để tin tưởng rằng Quốc hội sẽ làm tròn trọng trách cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam.

 

Còn với ý kiến “phải đa đảng, phải dân chủ mới phát triển”, ta có thể thấy ở một số quốc gia có trình độ phát triển cao dưới chế độ đa đảng thì trong cả một quá trình lịch sử cũng chỉ có một đến hai đảng nắm quyền (ví dụ như Mỹ – một siêu cường về chính trị, kinh tế có hàng trăm đảng phái lớn, nhỏ, nhưng chỉ có 28 đảng đủ điều kiện được ghi tên trong phiếu bầu ở các bang và trên tực tế chỉ có hai đảng là Đảng dân chủ và Đảng Cộng hòa, thay nhau nắm quyền – Trích Tạp chí Cộng sản, thế giới: Vấn đề – Sự kiện, ngày 28/12/2016 của tác giả Nguyễn Kỳ Sơn), còn ở nhiều quốc gia khác, nhất là các quốc gia sau các cuộc cách mạng để chuyển thành chế độ đa nguyên, đa đảng (ví dụ như: Cách mạng Nhung ở Tiệp khắc năm 1989, cách mạng Đường phố ở Nam Tư năm 2000, cách mạng Nhung ở Grudia năm 2003, cách mạng Cam ở Ucraina năm 2004 và năm 2014, cách mạng xanh ở Iran năm 2009, cách mạng hoa Nhài ở tuynidi năm 2010,…) thì tình hình chính trị trở nên rối ren, đất nước khó phát triển. So sánh với Việt Nam, dưới chế độ “Nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền” dưới bối cảnh sau hai cuộc chiến tranh kháng chiến bảo vệ tổ quốc, có một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, phải lệ thuộc và phụ thuộc vào viện trợ, lại trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận của nước ngoài, Đảng ta đã phải đưa kinh tế của đất nước phục hồi từ xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, thế nhưng sau gần 40 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, chính trị ổn định, kinh tế phát triển, bộ mặt đất nước thay đổi, cuộc sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Cũng chỉ hơn 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế nước ta có những bước tiến mạng mẽ, GDP những năm 1980 nước ta chỉ khoảng hơn 180 USD/người, đến nay GDP nước ta đã hơn 3500 USD/người. Vì vậy với nhận định một đảng là cản trở sự phát triển là luận điệu sai trái, thù địch.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có câu “Đảng ta không chỉ lo lãnh đạo để phát triển đất nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng còn phải lo tương cà, mắm muối cho dân nữa”. Đảng không chỉ đề ra chủ trương, vạch ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược mà còn có các nghị quyết rất cụ thể về an sinh xã hội, về phát triển văn hóa, đời sống, thậm chí chính sách của Đảng ta còn tỉ mỉ đối với từng dân tộc, từ đó ta có thể thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam làm tất cả vì “Dân sinh hạnh phúc” gắn chặt với “Độc lập dân tộc”. Những ai tuyên truyền, lôi kéo đòi “đa nguyên, đa đảng” chính là luận điệu sai trái, thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm những mưu đồ đen tối, thâm độc bản thân, đó cũng là điều xúc phạm với lịch sử, với những điều thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.