star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

PHẢN BIỆN HAY CHỐNG PHÁ?

PHẢN BIỆN HAY CHỐNG PHÁ?


Trong thời gian qua, không thể phủ nhận việc Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhân dân trên cả nước có cơ hội phản biện và bày tỏ đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của đất nước, minh chứng là trước mỗi sự kiện chính trị lớn của đất nước, như: Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp, ban hành các đạo luật… Đảng và Nhà nước ta đều công bố rộng rãi các dự thảo văn kiện để lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của toàn dân. Đại đa số Nhân dân có ý thức trách nhiệm cao, luôn coi mỗi đợt đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hưởng ứng tích cực. Các cơ quan chức năng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận sớm, hướng dẫn người dân nghiên cứu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về từng nội dung trong dự thảo các văn kiện và những vấn đề quan trọng. Tất cả ý kiến dù đồng thuận hay không đồng thuận đều được cơ quan chức năng tổng hợp, báo cáo với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ để xem xét quyết định.

Tuy vậy, với những người có động cơ xấu, mục đích chống phá đất nước lại không bày tỏ quan điểm theo quy trình tổ chức và các kênh chính thống. Các đối tượng triệt để lợi dụng ưu thế của internet, nhất là mạng xã hội để tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới danh nghĩa phản biện xã hội (PBXH). Dưới sự giật dây của các thế lực thù địch, một số phần tử cơ hội trong nước và cả ở nước ngoài đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư góp ý”, thậm chí soạn hẳn một dự thảo văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống được công bố… để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng, Nhà nước, gửi đến các đồng chí lãnh đạo, đưa lên các trang mạng xã hội. Để minh họa cho những quan điểm sai trái đã nêu, núp dưới chiêu bài phản biện xã hội, các đối tượng dựng chuyện, tung thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, gây bất ổn trong dư luận. Trong âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”“tự chuyển hóa”, các đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng PBXH để tập hợp lực lượng chống đối chính trị, thúc đẩy sự đối kháng trong xã hội, tạo các lực lượng đối lập, nhân danh phản biện để phản đối, chống đối các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Âm mưu của các thế lực thù địch là bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.

 

Thừa nhận rằng một số chủ trương, chính sách, pháp luật hiện nay còn nhiều kẽ hở, thiếu sót, chưa phù hợp với thực tiễn cần phải được điều chỉnh, sửa đổi. Tuy nhiên việc điều chỉnh, sửa đổi phải được đánh giá, xem xét kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi toàn dân đảm bảo mục tiêu cao nhất là vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Qúa trình lấy ý kiến Nhân dân phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, mọi thông tin, ý kiến đóng góp phải qua các kênh chính thống và phải mang tính tích cực, dựa trên tinh thần xây dựng cộng đồng, xã hội. Với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam chúng ta đang tích cực hoàn thiện chủ trương, chính sách pháp luật để phù hợp với tình hình thực tiễn được nhân dân ghi nhận và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Để hoàn thiện các chủ trương chính sách đó, chúng ta rất cần sự đóng góp, phản biện tích cực từ các diễn đàn PBXH với ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng, các ý kiến đóng góp cần có tính khoa học, thực tiễn, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp để đóng góp nhiều hơn, tốt hơn cho sự phát triển chung của đất nước, vì tất cả mục tiêu xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật đều hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, ổn định chính trị, trật tự xã hội và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của Nhân dân.

Như vậy, PBXH nếu được thực hiện một cách có hiệu quả có thể giúp điều chỉnh xã hội từ vi mô tới vĩ mô, làm cho các chủ trương, chính sách ngày càng hoàn thiện, đem lại hiệu quả tốt hơn. PBXH là biểu thị cho tính dân chủ của xã hội. Những người tham gia đóng góp ý kiến dù đồng thuận hay đồng thuận nhưng ý kiến đónp góp mang tính xây dựng, động cơ trong sáng, hướng tới lợi ích cộng đồng thì chính là những người yêu nước chân chính, cần đáng được trân trọng. Ngược lại nếu mang danh PBXH để thực hiện các hoạt động chống phá, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân thì hành vi đó là phá hoại, là phản động cần phải đấu tranh, xử lý./.